GIỚI THIỆU CHUNG
HỘI ĐỒNG HƯƠNG SINH VIÊN TÂN YÊN TẠI HÀ NỘI
– Hội Đồng hương Yên Thế cũ (gồm hai huyện Tân Yên và Yên Thế) thành lập năm 1993. Tới 2010 là 17 năm.
– Đã tổ chức họp mặt toàn Hội 13 lần vào những năm 1993, 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2003, 2004, 2005, 2007, 2009 (trong dó 10 lần tại Trường VHNT QĐ). Không tổ chức họp toàn hội những năm 1994, 2002, 2006, 2008 (do những lý do không thuận tiện).
– Tháng 7.1998 hợp nhất hai Hội (Hội Đồng hương, Hội cán bộ CM, KC) thành Hội đồng hương và cán bộ CM, cán bộ KC Tân Yên – Yên Thế tại HN.
– Tháng 4. 2004 đổi tên Hội là Hội đồng hương Tân Yên – Yên Thế tại Hà nội.
– Trưởng BLL Hội đã 6 lần thay đổi như sau:
Ô. Nguyễn Đức An: 1993 – 1994. Ô. Trần Yên 1995.
Ô. Lưu Ba: 1996 – 1997 – 1998. Ô. Nguyễn Ân: 1999 – 2000.
A. Lưu Ba: 2001 – 2002. Ô. Đỗ Văn Bát: 2003 – 2008.
Ô. Lưu Ba: 2009 – 1/2010.
– Căn cứ một số ý kiến tại Hội nghị toàn thể ngày 8/3/2009, ý kiến của các bậc lão thành, ý kiến tham khảo của lãnh đạo hai huyện Tân Yên và Yên Thế, tại cuộc họp BLL ngày 24/1/2010 đã quyết định chia tách Hội Đồng hương Tân Yên – Yên Thế tại Hà Nội thành hai hội đồng hương của riêng mỗi huyện và Hội cán bộ CM, cán bộ KC Tân Yên – Yên Thế tại Hà Nội (như năm 1998 trở về trước).
– Ngày 14/3/2010 Hội Đồng hương Tân Yên tại Hà Nội đã tổ chức cuộc họp mặt toàn thể lần đầu tiên sau quyết định trên tại Trường Đại học VHNT Quân đội với sự chứng kiến và tham dự của Đoàn đại biểu Huyện ủy, HĐND, UBND, các đoàn thể quần chúng và một số cán bộ đầu ngành của huyện Tân Yên do đồng chí Nguyễn Văn Khái Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy dẫn đầu, và đại biểu BLL Hội Đồng hương Yên Thế tại Hà Nội.
Hội nghị và các đại biểu đều thống nhất việc chia tách thành hai Hội đồng hương của mỗi huyện là sự phát triển mang tính khách quan, cần thiết, càng tăng thêm tình cảm gắn bó chung giữa bà con Hội viên với hai huyện, một vùng đất đã có truyền thống chung trong lịch sử chống ngoại xâm và trong các cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc.
Trong gần hai mươi năm thành lập, Hội đã hoạt động tích cực theo tinh thần Qui ước của Hội do BLL và Hội viên xây dựng, đã làm được những việc cơ bản như:
– Tổ chức viếng, chia buồn với các gia đình có Hội viên qua đời tại các nhà tang lễ trên địa bàn Hà Nội và tại quê.
– Tổ chức thăm hỏi, tặng quà Hội viên bị tai nạn hoặc có bệnh hiểm nghèo phải vào nằm viện.
– Tổ chức thăm và tặng quà một số đám hỷ, lễ thành hôn của con các Hội viên.
– Tổ chức mừng thọ một số Hội viên tuổi thượng thọ, đại thọ, trong đó có bà Hà Thị Quế nguyên ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
– Môi giới, giúp đỡ một số trường hợp các cháu gia đình Hội viên tạo việc làm hoặc thi cử, học hành vào các trường đại học và dậy nghề.
– Cung cấp thông tin cho huyện để tạo cơ hội đầu tư, làm dự án kinh tế. Có Hội viên đã trực tiếp giúp huyện, xã một số công trình về bu điện, công nghệ thông tin, xuất bản sản phẩm văn hoá, tổ chức chương trình nghệ thuật phục vụ một số Lễ – Hội lớn, sáng tác và dàn dựng thu thanh, in đĩa một số bài hát về quê hương Tân Yên.
– Tổ chức thăm và tặng quà một số trường hợp trong huyện và địa phương bị thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra.
– Góp một phần kinh phí từ Quĩ Hội để đúc tượng Cụ Đề.
– Lập Hội khuyến học và hoạt động từ 2004. Hàng năm đã trích một phần Quĩ làm phần thưởng cho hàng chục cháu học sinh đạt xuất sắc trong học tập. Có trường hợp đã tài trợ cho một số cháu học sinh nghèo, vượt qua hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để học và thi đỗ vào các trường đại học ở Hà Nội.
Kể từ năm 2010 Hội Đồng hương Tân Yên tại Hà Nội trở thành Hội độc lập, có truyền thống với 314 Hội viên (ghi danh sách đến 14/3/2010), tham gia công tác và có mặt ở hầu hết các ngành, các công ty, các cơ quan Đảng, chính quyền, kinh tế, văn hóa, các đoàn thể ở trung ương và thành phố Hà Nội. Hội đã dự thảo một Qui ước mới cho phương hướng, nội dung và yêu cầu hoạt động trong những năm tới.
Tuy nhiên, Hội còn có nhiều thiếu sót, nhiều việc chưa làm được, chưa tích hợp được đầy đủ những người quê ở huyện Tân Yên đang công tác, học tập, làm ăn sinh sống, cư trú tại Hà Nội vào Hội, chưa khai thác hết tiềm năng của Hội viên trong hoạt động xây dựng Hội cũng như phát triển mối quan hệ gắn bó, hữu ích với huyện nhà.
Nhân dịp 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hội đồng hơng Tân Yên tại Hà Nội kêu gọi nhiệt tâm, tình cảm ái hữu, uống nước nhớ nguồn của bà con Hội viên phát huy truyền thống quê hương, phát huy tinh thần nhân văn, đoàn kết, tích cực tham gia các hoạt động của Hội, tích cực tham gia ý kiến, đóng góp nhiều sáng kiến, việc làm thiết thực và hiệu quả để dây dựng Hội ngày càng vững mạnh, xứng đáng là những người con củađất Cụ Đề, những công dân của Thủ đô Hà Nội có quê hương là Tân Yên.
Vị trí huyện tân yên – bắc giang
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – DÂN SỐ

Huyện nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, phía bắc là huyện Yên Thế, phía tây là huyện Phú Bình (Thái Nguyên), phía tây nam là huyện Hiệp Hòa, phía nam là huyện Việt Yên, phía đông là huyện Lạng Giang. thành phố Bắc Giang nằm cạnh phía đông nam huyện.
Diện tích, dân cư, giao thông
Huyện có diện tích 203km2 và dân số là 158.000 người (năm 2004). Huyện ly là thị trấn Cao Thượng nằm trên tỉnh lộ 248 cách thành phố Bắc Giang khoảng 15km về hướng tây bắc. tỉnh lộ 295 theo hướng tây đi huyện Hiệp Hòa
Các đơn vị hành chính
Thị trấn Cao Thượng (Huyện lỵ)
Thị Trấn Nhã Nam xã Quế Nham xã Việt Lập xã Liên Chung
xã Cao Xá xã Ngọc Lý xã Ngọc Thiện xã Ngọc Châu
xã Ngọc Vân xã Hợp Đức xã Phúc Hòa xã Tân Trung
xã An Dương xã Lan Giới xã Nhã Nam xã Đại Hóa
xã Quang Tiến xã Phúc Sơn xã Lam Cốt xã Việt Ngọc
xã Song Vân xã Liên Sơn
Kinh tế, xã hội: Tân Yên là một huyện miền núi thấp của tỉnh Bắc Giang. Xưa kia Tân Yên nổi tiếng với đất Cầu Vồng Yên Thế. Ngày 6 tháng 11 năm 1957 huyện Yên thế cũ được tách ra thành huyện Tân Yên và huyện Yên Thế. Tân Yên thường gọi là Yên Thế hạ. Người dân Tân Yên có truyền thống hiếu học, thượng võ xứng danh Cụ Đề Hoàng Hoa Thám từ thời kỳ chống thực dân Pháp. Hiện nay Tân Yên là một huyện đang trên đà phát triển trở thành trung tâm trung chuyển và trung tâm mua bán hoa quả. Nhà văn nổi tiếng Nguyên Hồng đã gắn bó với mảnh đất này để hoàn thành tác phẩm “Núi rừng yên thế“. Nơi an nghỉ cuối cùng của nhà văn Nguyên Hồng tại xã Quang Tiến, Huyện Tân Yên